Nhiệt phân NaHCO3 – Phương pháp điều chế muối NaHCO3 ra Na2CO3 hiệu quả

Nhiệt phân NaHCo3

Nhiệt phân NaHCO3 là phương pháp để có thể điều chế muối Natri Cacbonat trong phòng thí nghiệm hiệu quả nhất. Rất nhiều người tò mò muốn biết để thực hiện thí nghiệm này cần những dụng cụ gì? Đồng thời phương trình phản ứng NaHCO3 ra Na2CO3 sẽ như thế nào? Bài viết dưới đây. Tafuma Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ về vấn đề nói trên.

Nhiệt phân NaHCo3

Nhiệt phân NaHCO3 – Thực hiện thí nghiệm 

Nhiệt phân hay phân hủy bằng nhiệt là phân hủy hóa học gây ra do yếu tố nhiệt năng. Nhiệt độ phân hủy của một chất chính là nhiệt độ mà chất đó sẽ bị phân hủy hóa học. Theo nghiên cứu đây chính là phản ứng nhằm phân cắt liên kết kém bền. 

Trước khi tìm hiểu phương trình nhiệt phân NaHCO3 chúng ta cần phải tìm hiểu về hợp chất này:

NaHCO3 hay còn được gọi với tên gọi hóa học là Natri hidrocacbonat, tức baking soda. Đây là chất rắn màu trắng, dạng tinh thể, nhìn bằng mắt thường khá giống bột, vị hơi mặn đồng thời hợp chất có tính kiềm tương tự như một số loại soda được sử dụng phổ biến trong tẩy rửa. 

Chính vì thế hoàn toàn có thể sử dụng baking soda này giống như một chất tẩy rửa. 

Phản ứng nhiệt phân NaHCO3 được coi là phản ứng đặc biệt thể hiện ra tính chất hóa học đặc trưng và nổi bật của hợp chất, bên cạnh đó đây cũng là phương pháp để chuyển hóa NaHCO3 ra Na2CO3 hiệu quả. 

Chuẩn bị

Trước khi tiến hành thí nghiệm nhiệt phân NaHCO3 cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết bao gồm: Cốc, ống nghiệm, đèn cồn, ống dẫn khí, giá đỡ và các hóa chất cần thiết là muối NaHCO3 và dung dịch Ca(OH)2.

thí nghiệm nhiệt phân NaHCO3

Hướng dẫn cách thực hiện chi tiết 

Để tiến hành thí nghiệm nhiệt phân NaHCO3 cần thực hiện như sau:

  • Lấy 1 thìa muối NaHCO3 cho vào ống nghiệm sau đó kẹp trên giá đỡ, phần đáy ống nghiệm đặt phía trên đèn cồn.
  • Sau khi đậy nắp ống nghiệm tiến hành châm lửa cho đèn cồn và đun nóng đáy ống. 
  • Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như trong hình vẽ nói trên.

Kết quả thu được

Sau khi thực hiện các bước nói trên, quan sát ống nghiệm, ta sẽ thu được các hiện tượng thể hiện kết quả của thí nghiệm này như sau:

  • Trên thành của ống nghiệm sẽ xuất hiện khá nhiều giọt nước đọng. 
  • Ống nghiệm có chứa Ca(OH)2 sẽ xuất hiện hiện tượng vẩn đục.

>>> Lý giải kết quả thu được: Khi thực hiện đun nóng đáy ống nghiệm có chứa NaHCO3, tức là nhiệt phân NaHCO3 sẽ tạo ra khí CO2, Khí CO2 phản ứng với dung dịch đã chuẩn bị trước đó là Ca(OH)2. Phản ứng sẽ gây ra hiện tượng vẩn đục chứng tỏ sự xuất hiện của các chất là muối Na2CO3 và khí CO2.
Vì thế có thể khẳng định phản ứng nhiệt phân NaHCO3 là cách hiệu quả để điều chế muối Na2CO3.

Phương trình phản ứng

  • Phương trình nhiệt phân xảy ra như sau

2NaHCO3 ←t°→ Na2CO3 + H2O + CO2

>> Sự tác dụng của nhiệt độ sẽ khiến muối Natri hidrocacbonat chuyển hóa thành Na2CO3

  • Phương trình phản ứng của khí CO2 với Ca(OH)2 để tạo ra CaCO3 diễn ra như sau:

CO2­ + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Ứng dụng của NaHCO3 trong đời sống

Nhiệt phân NaHCO3 ra Na2CO3 là phương pháp giải phóng khí CO2, Chính vì thế chúng được ứng dụng trong việc tạo xốp cho nhiều loại bánh. Trong đó có thể kể tới bánh cookies, bánh quẩy hoặc bánh biscuits.

Bên cạnh đó chúng còn được ứng dụng trong quá trình sản xuất các loại nước giải khát với tác dụng chính là làm giảm nồng độ axit. Cuối cùng là baking soda được ứng dụng để ngâm đậu hoặc ngâm một số loại hạt nhằm làm tăng độ mềm cho sản phẩm. 

Nhiệt phân NaHCO3 là phản ứng quan trọng hàng đầu của Natri hidrocacbonat. Thí nghiệm được các chuyên gia của Tafuma Việt Nam thực hiện chi tiết. Hi vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ phương trình phản ứng này. Từ đó giúp các bạn sử dụng sản phẩm phù hợp và hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0972 821 009