Cách xử lý nước có độ pH cao là điều rất cần quan tâm để đảm bảo chất lượng nước sạch và an toàn cho sức khỏe. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hiệu quả cho vấn đề này, Tafuma Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây!
Độ pH là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách xử lý nước có độ pH cao thì chúng ta cần tìm hiểu độ pH là gì? Độ pH là một đại lượng được sử dụng để đo nồng độ của ion hydrogen (H+) trong một dung dịch. Đây là một dạng tiêu chí đánh giá chất lượng nước quan trọng, được sử nhiều trong các lĩnh vực như sinh học, hóa học, y học và nhiều lĩnh vực khác.
Thang đo độ pH có giá trị từ 0 đến 14, trong đó:
- Giá trị 7 là môi trường trung tính
- Lớn hơn giá trị 7 là môi trường kiềm
- Nhỏ hơn giá trị 7 là môi trường axit
Xem thêm bài viết liên quan: Độ pH là gì? Cách xác định và điều chỉnh độ pH [BẠN NÊN BIẾT]
Thang đo pH từ 0 đến 14 trong nước
Cách xử lý nước có độ pH cao – Tổng hợp những cách hiệu quả nhất
Sau khi, đo đạt được mức độ pH nguồn nước mà chúng ta muốn biết, nếu nguồn nước đang trong độ pH không phù hợp với mục đích muốn sử dụng. Thì sau đây hãy cùng Tafuma tiến hành 5 cách xử lý nước có độ pH cao hiệu quả nhất.
Cách 1: Sử dụng bộ lọc trung hoà để tăng độ pH
Bộ lọc này hoạt động bằng cách sử dụng các vật liệu trung hòa như đá vôi hoặc đá vôi nung chứa canxi và magiê, cát, tro than hoạt tính, thạch cao, v.v… để trung hòa axit trong nước. Khi nước chảy qua bộ lọc này, các chất trung hòa sẽ phản ứng với axit và giúp cân bằng lại độ pH của nước.
Điều này giúp loại bỏ hoặc giảm thiểu tác động của nước có độ pH cao lên sức khỏe con người, thiết bị và các hệ thống cấp nước. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ lọc trung hòa, cần phải thường xuyên kiểm tra và thay thế vật liệu trung hòa khi cạn kiệt, để đảm bảo chất lượng nước sau khi xử lý.
Cách 2: Sử dụng hoá chất là một trong các cách xử lý nước có độ pH cao
(a) Dùng hoá chất pH-
Đối với nguồn nước có độ pH quá thấp, người ta thường dùng soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite để giúp cân bằng độ pH trong nước. Khi nguồn nước bị ô nhiễm sắt hoặc nhiễm khuẩn nghiêm trọng thì việc điều chỉnh nồng độ soda và hypochlorite sẽ phức tạp hơn.
(b) Dùng hóa chất HCl 32%
Kali cũng được sử dụng để tăng pH nước giếng trong một vài trường hợp. Tuy nhiên, cách xử lý nước có độ pH cao này cần phải tính toán kỹ lưỡng từ người có chuyên môn để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Cách 3: Dùng hạt nâng pH để tăng pH cho nước
Hạt nâng pH là một trong những phương pháp điều chỉnh pH trong nước. Đây là loại hạt được chế tạo từ các hợp chất kiềm như sodium carbonate, sodium bicarbonate, magnesium oxide, calcium oxide và calcium carbonate. Khi hạt này tiếp xúc với nước có độ pH thấp, chúng sẽ phân giải thành các ion kiềm, giúp tăng pH của nước.
Để sử dụng hạt nâng pH, cần phải đưa chúng vào bình lọc hoặc túi lọc và đặt vào trong bình chứa nước cần điều chỉnh pH. Sau đó, để nước tiếp xúc với hạt trong một khoảng thời gian nhất định để hạt có thể hoạt động. Sau khi đã đạt được độ pH mong muốn, cần kiểm tra định kỳ để đảm bảo độ pH của nước ổn định.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng hạt nâng pH chỉ phù hợp cho việc điều chỉnh độ pH ở mức độ thấp và vừa phải. Nếu độ pH quá cao, cần sử dụng các phương pháp xử lý nước khác như sử dụng bộ lọc trung hoà hoặc chất hóa học để điều chỉnh độ pH.
Nước có độ pH bao nhiêu là cao?
Độ pH có thang đo được quy định từ mức 0 đến 14, trong đó giá trị 7 là mức trung tính của pH. Nếu nước có độ pH cao hơn 7, tức là nước đang có tính kiềm cao.
Tuy nhiên, không thể nói pH quá cao hay quá thấp, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các mục đích sử dụng. Ví dụ, nếu nguồn nước được sử dụng cho mục đích sinh hoạt thì theo quy chuẩn Việt Nam Chất Lượng Nước Sạch Sử Dụng Cho Mục Đích Sinh Hoạt (QCVN 01-1:2018/BYT) quy định nước có độ pH nằm trong khoảng 6.0 – 8.5 là phù hợp, còn đối với nước nuôi cá độ pH có thể dao động từ 6 đến 9 tùy thuộc vào loại cá.
Vì vậy, không thể khẳng định độ pH cao hay thấp mà cần phải xác định trên từng mục đích sử dụng riêng biệt của nguồn nước.
Độ pH chuẩn theo khuyến bị của Y tế Thế giới (WHO)
Nước có độ pH cao có tốt không? Nên uống nước có độ pH cao không?
Đối với thông số pH không liên quan trực tiếp đến việc nguồn nước tốt hay xấu. Nước có độ pH cao hay thấp đều có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Đối với nguồn nước sử dụng cho mục đích uống, sinh hoạt thì chính phủ khuyến khích độ pH nằm trong khoảng 6.5 đến 8.5 là phù hợp nhất cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, cần lưu ý sự ổn định của pH trong nước cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý nguồn nước, cách bảo quản, giá trị pH không cố định và có thể thay đổi theo thời gian, không gian.
Theo khuyến nghị của Bộ Y Tế, nên uống nước có độ pH nằm trong khoảng 6.5 đến 8.5, kết hợp với việc duy trì một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh, bao gồm ăn sạch uống sạch để duy trì một sức khỏe tốt.
Đặc biệt, đối với một số trường hợp có những vấn đề về sức khỏe thì việc đảm bảo nguồn nước sử dụng là vô cùng quan trọng và cần phải tham khảo ý kiến sử dụng nguồn nước để tránh sử dụng bừa bãi.
Nước có độ pH bao nhiêu là phù hợp?
Nguồn nước có độ pH lý tưởng được chính phủ khuyến nghị sử dụng nằm trong khoảng từ 6.5 đến 8.5 vì khi đó nguồn nước có độ pH trung tính phù hợp với sức khỏe của bạn.
Nồng độ pH trong nước bao nhiêu là phù hợp
1. Độ pH của nước giếng và nước sinh hoạt hàng ngày
Độ pH của nước giếng hoặc nước sinh hoạt sẽ tùy thuộc vào nguồn gốc và điều kiện xử lý của nguồn nước. Thông thường, các nguồn nước này tương đối tốt có độ pH trong khoảng từ 6,5 đến 8,5 phù hợp để sử dụng ăn uống.
Tuy nhiên, một vài yếu tố bên ngoài có thể tác động đến mức pH của nước nếu không được xử lý và bảo quản hiệu quả, bao gồm các thành phần địa chất đất đai, mức độ ô nhiễm, phương pháp xử lý nước.
Vì vậy, cần phải lưu ý kiểm tra chất lượng nước xem đã phù hợp hay chưa trước khi quyết định sử dụng, vừa bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình nhỏ, vừa tránh những bệnh liên quan đến pH quá cao.
2. Độ pH của nước đóng chai
Nước đóng chai có nồng độ pH nhất định
Độ pH của nước đóng chai có thể khác nhau tùy thuộc vào nguồn nước được sử dụng để đóng chai. Nếu nguồn nước có độ pH lý tưởng và quá trình đóng chai được thực hiện đúng cách, độ pH của nước đóng chai sẽ nằm trong khoảng từ 6,5 đến 8,5.
Tuy nhiên, nếu nguồn nước ban đầu có độ pH cao hoặc thấp hơn giới hạn này, hay quá trình đóng chai bị ô nhiễm, độ pH của nước đóng chai có thể bị ảnh hưởng và không nằm trong khoảng lý tưởng.
3. Độ pH của nước từ máy lọc RO
Nước được lọc qua máy lọc nước RO (Reverse Osmosis – thủy phân ngược) thường có độ pH thấp, nằm trong khoảng từ 5 đến 7. Điều này do quá trình lọc thông qua màng RO sẽ loại bỏ các ion mang điện tích dương như Ca2+, Mg2+, Na+, K+ ra khỏi nước, giảm độ kiềm của nước. Ngoài ra, quá trình lọc cũng có thể loại bỏ một số chất hữu cơ trong nước, dẫn đến giảm độ pH của nước.
Độ pH này thường được coi là lý tưởng cho nước uống và nước nấu ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng nước RO có thể dẫn đến mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể, do đó cần có giải pháp để bổ sung khoáng chất sau khi sử dụng nước RO.
4. Độ pH của nước uống kiềm
Nước uống kiềm là nước có độ pH cao, thường nằm trong khoảng từ 7,5 đến 9. Điều này do nước đã được xử lý để tăng độ kiềm bằng cách thêm vào các ion khoáng giúp cân bằng pH trong cơ thể và bổ sung khoáng chất.
Việc uống nước kiềm có thể giúp cải thiện sức khỏe, giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, khi sử dụng nước uống kiềm cần phải chú ý đến lượng khoáng chất còn lại trong nước, việc uống quá nhiều nước kiềm có thể dẫn đến mất cân bằng khoáng chất và gây hại cho sức khỏe.
Tại sao cần phải đo độ pH của nước?
Thông số pH đóng một vai trò thiết yếu và đơn giản trong việc đánh giá chất lượng nguồn nước. Việc đo độ pH sé giúp kiểm tra nguồn nước đang nằm trong mức lý tưởng để bạn có thể sử dụng. Sau đây là một vài lý do vì sao nên đo độ pH của nước:
- Kiểm tra tính axit/kiềm của nước: Nếu nguồn nước được sử dụng để phục vụ con người (ăn uống, sinh hoạt) thì mức phù hợp nhất là từ 6,5-8,5, nếu nguồn nước nằm ngoài mức trên cần tìm một phương án thay thế.
- Đánh giá ảnh hưởng của nước đến sức khỏe con người: Độ pH có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, bao gồm rối loạn tiêu hóa, thận, đường tiêu hóa và một số loại bệnh nguy hiểm khác. Nên cần được đo đạc cẩn thận.
- Đánh giá tác động đến môi trường: Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe con người, pH cũng là mức thang báo động về tình trạng môi trường có đang bị ô nhiễm hay không.
- Theo dõi quá trình xử lý nước: Việc xử lý nước cũng đòi hỏi một mức độ pH phù hợp để tiến hành xử lý, hỗ trợ quá trình diễn ra suôn sẽ và đúng cách.
Độ pH có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Nguyên nhân gây ra tình trạng độ pH trong nước cao
Dưới đây sẽ trình bày một vài nguyên nhân dẫn tới tình trạng pH trong nước cao, bao gồm:
- Nguồn nước có tính axit
- Quá trình ôxy hóa
- Sử dụng hóa chất
- Nguồn nước có nồng độ các ion kiềm cao
- Quá trình hòa tan khoáng chất
- Hoạt động con người
Một việc quan trọng cần lưu ý, độ pH cao hay thấp không ảnh hường hoàn toàn đến chất lượng nguồn nước đang sử dụng, mà là phụ thuộc vào từng mục đích sử dụng của cá nhân hay tổ chức. Từ đó, lựa chọn một mức pH phù hợp hoặc cách xử lý nước có độ pH cao hay thấp về tới mức mong muốn cho từng nhu cầu.
Độ pH trong nước đến sức khỏe con người như thế nào?
Độ pH của nước có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nước uống có độ pH không phù hợp có thể gây ra các vấn đề sức khỏe sau:
Con người luôn cần có sức khỏe
- Tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng: Nước phù hợp đùng cho mục đích uống nằm trong khoảng từ 6,5 – 8,5, nếu nguồn nước bạn sử dụng vượt ngoài có thể dễ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, bao gồm khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng và tiêu chảy.
- Tình trạng da và tóc: Nước có pH quá cao cũng tác động tiêu cực đến làn da và mái tóc của bạn, dễ kích ứng và thường xuyên rụng tóc.
- Hệ thống miễn dịch: Nước có độ pH không cân bằng dễ gây ra tình trạng mất cân bằng hệ miễn dịch trong cơ thể, nên cần lưu ý trong việc lựa chọn nguồn nước để sử dụng
- Hấp thu thuốc: Ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và hiệu quả của một số loại thuốc. Điều này có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gây ra các vấn đề liên quan đến liều lượng và hiệu quả của thuốc.
Ngoài ra, với độ pH không phù hợp cũng sẽ gây ra các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe mà bạn cần lưu ý. Xây dựng cho bản thân một thói ăn uống lành mạnh, lựa chọn nguồn nước có độ pH phù hợp để bảo vệ sức khỏe chính mình.
Cách đo độ pH trong nước
Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và trí thông minh của con người. Việc đo nồng độ pH đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, chúng ta cũng có thể thực hiện các cách thức đó ngay tại nhà. Vì sức khỏe của bản thân và gia đình của mình, hãy đảm bảo kiểm tra nguồn nước, đặc biệt là độ pH của nước có phù hợp hay chưa bằng những cách sau:
Các dạng màu trong đo pH trong nước
1. Dùng giấy quỳ tím để đo độ pH
Giấy quỳ được làm từ địa y (một loại tảo), được sử dụng để kiểm tra xem dung dịch có tính axit, đồng thời là công cụ thí nghiệm phổ biến. Khi nhúng dải giấy quỳ đỏ và xanh vào nước, quỳ đỏ sẽ chuyển sang màu hơi xanh nếu nước có tính kiềm. Mặt khác, giấy quỳ mang màu xanh sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt nếu được nhúng trong nước có tính axit. Trong trường hợp nước có độ pH là 7, quỳ tím sẽ không đổi màu.
Cách đo quỳ tím trong mẫu nước
2. Sử dụng điện cực hydro
Điện cực hydro là một dây hoặc tấm bạch kim được phủ lên một lớp muội bạch kim . Điện cực được nhúng trong dung dịch cần đo độ pH và khí hydro được làm bão hòa trong dung dịch. Đo giá trị thế điện cực giữa điện cực Pt và điện cực Bạc Clorua (một loại điện cực so sánh). Phương pháp điện cực hydro là tiêu chuẩn trong các phương pháp đo pH. Giá trị đo thu được từ các phương pháp khác trở nên tin cậy khi nó phù hợp với kết quả đo được nhờ sử dụng điện cực hydro.
3. Sử dụng điện cực antimon
Điện cực antimon (còn gọi là điện cực antimony) là một loại điện cực được sử dụng để đo độ pH của dung dịch. Điện cực antimon thường được dùng trong ứng dụng đo pH trong môi trường nước, như trong ngành công nghiệp nước uống, nước thải, và các ứng dụng liên quan đến nước.
4. Sử dụng bút đo pH nước
Máy đo pH hoạt động dựa trên nguyên tắc đo sự ion hóa của các chất trong dung dịch, đo lường nồng độ ion hydroxyl (OH-) và ion hydronium (H3O+) để xác định độ pH. Máy đo pH sử dụng cảm biến pH để chuyển đổi tín hiệu điện tử từ phản ứng hóa học thành giá trị pH.
Bút đo pH nước
Những lưu ý cần nhớ khi giảm độ pH trong nước
Khi giảm độ pH trong nước, cần lưu ý một số điều trong cách xử lý nước có độ pH cao sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều chỉnh độ pH.
Cần lưu ý khi giảm độ pH trong nước
- Sử dụng hóa chất đúng loại và đúng liều lượng: Trong một vài trường hợp, để xử lý độ pH cao cần phải sử dụng một vài hóa chất như axit sulfuric, axit hydrochloric, axit nitric hoặc các loại hóa chất khác tương tự cần đảm bảo sử dụng đúng sản phẩm và liều lượng phù hợp mới có thể đạt hiệu quả cao.
- Trang bị thiết bị bảo hộ: Đối với các hoạt động đình chỉnh pH tại các khu công nghiệp, hay khu vực ô nhiễm, cần các trang bị các thiết bị bảo hộ cá nhân để tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn độc hại.
- Đọc kỹ tài liệu hướng dẫn: Dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu hoặc hướng dẫn đầy đủ trước khi thực hiện để công việc dễ ta suôn sẻ và tránh những rủi ro đáng tiếc.
- Kiểm tra định kỳ độ pH: Đối với chỉ pH luôn biến động theo thời gian và không gian nên cần xây dựng một lịch trình kiểm tra định để đảm bảo mức độ pH luôn ở điều kiện phù hợp
- Lưu ý tới tác động môi trường: Giảm độ pH của nước có thể gây tác động đến môi trường trong một vài trường hợp, cần tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực và tìm hiểu tài liệu một cách kỹ lưỡng và rõ ràng.
Trên đây, Tafuma Việt Nam đã cung cấp thông tin về cách xử lý nước có độ pH cao. Hy vọng những kiến thức và cách xử lý trên mà chúng tôi chia sẻ sẽ có ích với bạn. Để tìm hiểu hiểu về chủ đề này bạn có thể truy cập vào trang web của chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin mới nhé.