Độ pH là gì? Cách xác định và điều chỉnh độ pH [BẠN NÊN BIẾT]

Độ pH là gì

Độ pH là gì? Độ pH có ảnh hưởng gì trong đời sống và cần điều chỉnh như thế nào? Hôm nay, Tafuma sẽ cùng bạn khám phá những thông tin hữu ích về pH để người dùng có cái nhìn tổng quát nhất. Theo dõi tiếp bài viết bên dưới ngay nhé!

Độ pH là gì

Độ pH là gì?

Độ pH là chỉ số để xác định dung dịch đó có tính axit hay bazo khi đo mức độ hoạt động của cac ion hydro (H+) có trong dung dịch.

Chỉ số thang đo pH nằm trong khoảng từ 0 -14 nên:

  • Nếu 0 < pH < 7: Dung dịch có tính axit
  • Nếu pH = 7: Dung dịch trung tính
  • Nếu 14 < pH < 7: Dung dịch có tính kiềm (bazơ)

Mỗi một chất lỏng đều có độ pH riêng, có công thức tính độ pH chuẩn:

pH = -log[H+]

Chỉ số thang đo pH

Chỉ số thang đo pH

>>> Có thể bạn quan tâm đến: https://thietbihoboi.info/ip68-la-gi/

Ứng dụng độ pH

Độ pH đóng vai trò quan trọng trong đời sống, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề:

Trong phòng thí nghiệm

Với các hoạt động nghiên cứu liên quan đến nước, việc đo độ pH được xem là công đoạn quan trọng. Không chỉ giúp người dùng chẩn đoán hóa học chính xác mà còn kiểm tra được quá trình phản ứng cũng như chất lượng nước.

Ứng dụng độ pH trong phòng thí nghiệm

pH trong phòng thí nghiệm

Đối với sức khỏe con người

Độ pH chuẩn nhất dao động từ 7,3 – 7,4 để các tế bào hoạt động bình thường. Trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, do nhiều nguyên nhân sẽ khiến cơ thể chúng ta biến đổi chứa lượng axit cao. Vì lẽ đó, gây ra các bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh dạ dày…Kiểm tra chỉ số pH giúp người dùng có sự điều chỉnh lối sống phù hợp hơn.

Ứng dụng độ pH với sức khỏe con người

PH đối với sức khỏe của con người

Đối với đời sống, sinh hoạt

pH đánh giá chất lượng nguồn nước đảm bảo sức khỏe con người. Ngoài ra, độ pH liên quan đến tính ăn mòn của thiết bị, ống dẫn nước,..

Trong sản xuất nông nghiệp

pH giúp người dùng xác định chất lượng đất có phù hợp để trồng cây, ảnh hưởng đến năng suất, mùa vụ. Hay trong nuôi trồng thủy sản, nguồn nước có ở ngưỡng tiêu chuẩn để nuôi cá koi?

Các cách xác định độ pH

Để xác định độ pH chuẩn, Tafuma giới thiệu cho người dùng 4 phương pháp sau:

Dùng quỳ tím

Đây là phương pháp đơn giản nhất để kiểm tra độ pH có trong dung dịch và được sử dụng nhiều với chi phí khá rẻ, cho kết quả nhanh chóng. Bạn chỉ cần bỏ mẩu quỳ tím vào trong dung dịch sẽ thấy có sự chuyển đổi màu quỳ tím hoặc không.

  • Nếu quỳ tím chuyển từ màu tím sang màu đỏ, độ pH <7 thì dung dịch đó có tính axit.
  • Nếu quỳ tím chuyển từ màu tím sang màu xanh, dung dịch có pH >7 thì dung dịch đó có tính bazơ (kiềm).
  • Nếu dung dịch không đổi màu, độ pH = 7.

Các cách xác định độ pH bằng quỳ tím

Sử dụng quỳ tím để xác định được độ pH

Tuy nhiên, phương pháp này không xác định được chỉ số pH cụ thể mà chỉ xem được dung dịch đó trung tính, axit hay kiềm.

Dùng máy đo pH

Phương pháp được ứng dụng rộng rãi cho con số pH chính xác nhất. Hiện nay, trên thị trường có loại máy đo xác định đến 2 con số thập phân giá trị pH. Các thao tác đều tự động, giúp người dùng tối ưu được thời gian, thủ tục chuẩn bị. Tuy nhiên, chi phí đầu tư máy khá cao.

Các cách xác định độ pH dùng bút đo

Là phương pháp sử dụng rộng rãi trong đời sống con người

Dùng bút đo pH

Bút đo là thiết bị nhỏ gọn giúp người dùng dễ dàng mang đi bất cứ nơi đâu. Quy trình kiểm tra và bảo quản rất tiện lợi. Tuy nhiên, bút đo có độ chính xác không tuyệt đối như máy đo pH nhưng vẫn được đông đảo người dùng đánh giá cao.

Dùng chỉ thị màu

Phương pháp tiện lợi với 2 cách đo chính. Một là, bạn có thể so sánh màu chuẩn tương ứng với một giá trị pH đã biết với màu chất chỉ thị sử dụng trong dung dịch đệm.

Các cách xác định độ pH dùng chỉ thị màu

Bảng màu so sánh độ pH

Hai là, bạn chuẩn bị giấy kiểm tra pH ngâm trong chất chỉ thị, nhung giấy vào dung dịch cần kiểm tra rồi so sánh màu trên thang dựa vào bảng màu pH.

Dùng bộ test nước

Bộ test nước là cách áp dụng phổ biến nhất trong công việc xử lý nước hồ bơi, giúp người dùng xác định được nồng độ pH và hàm lượng Clo. Đặc biệt, giá thành sản phẩm khá rẻ. Người dùng sẽ dựa vào đó, đưa ra giải pháp xử lý phù hợp khi nguồn nước không đạt chuẩn.

Các cách xác định độ pH dùng bộ test nước

Sử dụng bộ test nước

Người dùng thực hiện đơn giản bằng cách: Lấy nước vào ống nghiệm, nhỏ dung dịch phenol và oto, đậy nắp rồi lắc đều. Sau đó, bạn so sánh màu nước trong ống nghiệm với thang đo để kiểm tra độ pH của nước.

Độ pH của một số dung dịch

Bởi mỗi chất đều có một độ pH nhất định, Tafuma sẽ liệt kê độ pH của các chất phổ biến trong đời sống, như sau:

Độ pH của nước

Nhiều người dùng băn khoăn độ pH của nước là gì? pH của nước có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người dùng.

Độ pH thực chất là phép đo chất lượng nước có an toàn hay không. Bởi mỗi loại nước lại chứa một độ pH riêng, chẳng hạn:

  • Nước tinh khiết có độ pH = 7.
  • Nước sinh hoạt có độ pH dao động từ 6 – 8,5.
  • Nước uống có độ pH từ 6,5 – 8,5.

Độ pH của nước

pH của nước

Độ pH của sữa rửa mặt

Nồng độ pH trong sữa rửa mặt lý tưởng nhất dao động từ 6 – 7. Vì vậy, người dùng cần lựa chọn loại sữa an toàn cho da.

Độ pH của nước tiểu

Kiểm tra nồng độ pH trong nước tiểu sẽ giúp người dùng phát hiện kịp thời các loại bệnh như suy thận, đái tháo đường, sỏi thận…. để có phương pháp xử lý kịp thời. Thông thường, độ pH lý tưởng trong nước tiểu dao động từ 4,6 đến >8.

Độ pH của nước tiểu

pH của nước tiểu

Độ pH của đất

Giống với độ pH của nước, đất cũng có nồng độ pH khác nhau, tùy từng loại, cụ thể:

  • Đất có độ pH = 7: Đất trung tính, thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới.
  • Đất có độ pH >7: Đất kiềm, ít chất dinh dưỡng, không thích hợp để trồng trọt.
  • Đất có độ pH >7: Đất chua.
  • Đất có độ pH <4: Đất phèn, cần cải tạo mới có thể canh tác.

Độ pH của đất

pH của đất

Ảnh hưởng của độ pH trong cuộc sống

pH là một nhân tố quan trọng giúp người dùng đánh giá các tiêu chí có ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, môi trường sống của người dùng.

  • Đối với nước sinh hoạt, ăn uống hàng ngày: Nếu nguồn nước có nồng độ pH cao, người dùng dễ dàng mắc các bệnh liên quan đến sỏi thận. Nếu pH thấp, gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa, mài mòn men răng.
  • Đối với hệ thống bể bơi: pH liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống…

Ảnh hưởng của độ pH trong cuộc sống

Các cách điều chỉnh độ pH

Tafuma chia sẻ đến quý khách các cách điều chỉnh độ pH thông dụng hiện nay, tùy vào từng trường hợp cụ thể:

Điều chỉnh trong nước, nước hồ bơi

Khi bạn sử dụng bộ test, kiểm tra chất lượng nguồn nước bể bơi thấy nồng độ pH thấp. Hoặc bằng mắt thường, bạn thấy các vệt mờ xanh rêu bám trên các đồ vật làm bằng đồng.. Khi đó, bạn cần tiến hành xử lý nhanh chóng, kịp thời, tránh thiết bị bị ăn mòn, ảnh hưởng chất lượng công trình.

  • Một là, sử dụng hóa chất: Dùng bơm định lượng châm soda hay hóa chất pH+..
  • Hai là, phương pháp thủ công: Rắc vôi bột hoặc dùng máy lọc nước chứa các lõi lọc tạo kiềm, có độ khử oxi hóa cao.
  • Ba là, sử dụng bộ lọc trung hòa: Dùng canxi cacbonat hoặc các bộ lọc có vật liệu chính là magnesia để nâng cao pH.

Điều chỉnh pH trong hồ bơi

Điều chỉnh pH trong hồ bơi

Đối với nồng độ pH cao, bạn có thể sử dụng hóa chất như axit HCl, hóa chất pH- để hạ chỉ số đạt ngưỡng an toàn.

Điều chỉnh trong cơ thể

Để cân bằng độ pH trong cơ thể, người dùng cần:

  • Một là, ăn nhiều rau, củ, quả xanh giúp trung hòa lượng axit dư, bổ sung vitamin cần thiết. Bao gồm các loại như cải bó xôi, ớt chuông, cần tây, bơ…

Điều chỉnh trong độ ph trong cơ thể

Ăn nhiều rau, củ, quả xanh

  • Hai là, người dùng nên suy nghĩ tích cực, lạc quan không chỉ giúp giảm căng thẳng, giúp cơ thể có hệ miễn dịch tốt, tiêu diệt các tế bào nhiễm vi rút…
  • Ba là, uống đủ nước mỗi ngày đảm bảo giữ sức khỏe tốt, cân bằng lại tính axit, kéo dài tuổi thọ.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích Tafuma giúp người dùng dễ dàng trả lời Độ pH là gì cũng như các cách điều chỉnh độ pH an toàn cho người dùng. Hy vọng, qua bài viết, quý khách có thêm kiến thức chuẩn hơn, cải thiện sức khỏe tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0972 821 009