Cách đo độ kiềm của nước – Hướng dẫn cách đo CHÍNH XÁC

Độ kiềm của nước

Cách đo độ kiềm của nước chính xác và nhanh chóng là quan tâm của khá nhiều người? Bởi độ kiềm của nước là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. Độ kiềm nước ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt và sản xuất của con người. Vậy độ kiềm của nước là gì? Nguyên nhân nào tác động đến độ kiềm trong nước? Cùng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết mà Tafuma chia sẻ trong bài viết bên dưới nhé!

Độ kiềm của nước

Độ kiềm của nước là gì?

Độ kiềm của nước là khả năng đệm pH của nước hay khả năng chống lại sự thay đổi pH của nước từ các tác động hóa học bên ngoài có xu hướng làm cho nước có tính axit hơn (làm giả độ pH trong nước). Hiểu cách đơn giản hơn độ kiềm cho biết nước có thể hấp thụ bao nhiêu axit mà không làm thay đổi độ pH – đây chính là khả năng đệm.

Cụ thể nếu nước có độ kiềm thấp thì khả năng đệm thấp nên thay đổi độ pH nhanh khi thêm axit vào. Ngược lại, nước có khả năng đệm cao thì ít bị ảnh hưởng bởi việc thêm axit, độ pH thay đổi ít.

>> Xem thêm bài viết liên quan tại: https://thietbihoboi.info/pam-la-gi/

Cách đo độ kiềm của nước chính xác, chi tiết

Độ kiềm trong nước có vai trò rất quan trọng, vì vậy cần phải thực hiện kiểm tra thông số này định kỳ. Hiện người ta thường dùng máy đo độ kiềm của nước. Thiết bị này có thiết kế nhỏ gọn cầm tay, hiển thị kết quả nhanh chóng, chính xác. Theo dõi hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:

  • Bước 1: Nối máy với đầu Clo
  • Bước 2: Vẩy nhẹ đầu Clo sau đó nhúng vào lọ pH 7
  • Bước 3: Mở nắp chứa pin và khởi động máy bằng nút công tắc ON
  • Bước 4: Vặn tuốc nơ vít bên phải để điều chỉnh pH = 4, chờ trong 1 phút
  • Bước 5: Sau 1 phút tắt máy và độc kết quả hiển thị trên đồng hồ

Bên cạnh sử dụng máy đo độ kiềm chuyên dụng, bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị khác như máy độ chuẩn độ tự động HI 932, checker đo kiềm nước ngọt HI775 hoặc HI75, chuẩn độ mini HI84531U-02,…

Máy đo độ kiềm của nước

Máy đo độ kiềm của nước

Một số lưu ý cần biết khi đo độ kiềm của nước

Khi kiểm tra độ kiềm trong nước bạn có nhiều các để có thể xác định chỉ số này. Dưới đây, là 3 cách thông dụng nhất hiện nay đước áp dụng:

  • Phương pháp chuẩn độ: Là phương pháp được áp dụng khá thường xuyên. Khi cần kết quả mang tính chất chính xác cao hay được sử dụng trong các phòng thí nghiệm.
  • Sử dụng máy đo: Phương pháp này chưa đem đến sự tiện dụng cho người dùng nhiều. Các loại máy vẫn cần thao tác khá phức tạp và chi phí khá cao.
  • Sử dụng bộ test kit: Là phương pháp được ứng dụng khá nhiều bởi sự tiện lợi, chi phí rẻ và áp dụng dễ dàng, nhanh chóng.

Phân biệt độ kiềm và độ pH

Thực tế, nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về độ pH và độ kiềm, lẫn lộn độ kiềm chính là độ pH. Thực tế, độ kiềm và độ pH là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

  • Độ pH: Là thông số cho biết dung dịch đó là axit, bazo hay trung hòa
  • Độ kiềm: Biểu thị khả năng dung tích đó hấp thụ được bao nhiêu axit mà không thay đổi độ pH

Nguyên nhân gây ra độ kiềm

Độ kiềm được gây ra và chịu ảnh hưởng chính bởi 3 yếu tố là ion hydroxide (OH), ion bicarbonate (HCO3-) và ion carbonate (CO32-). Thực tế trong tự nhiên, ở các khu vực địa lý khác nhau thì độ kiềm khác nhau, địa chất là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới độ kiềm trong nước. Tại khu vực đá vôi chứa hàm lượng CaCO3 lớn sẽ có độ kiềm cao hơn.

Nguyên nhân gây ra độ kiềm

Nguyên nhân gây ra độ kiềm

Vai trò và tầm ảnh hưởng độ kiềm của nước trong đời sống

Độ kiềm có tác động vô cùng to lớn đến hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Đặc biệt việc kiểm tra và theo dõi độ kiềm thường xuyên. Sẽ giúp giảm tác hại liên quan và hậu quả không đáng có ảnh hưởng đến cuối cùng.

#1: Đối với nuôi cá trong bể

Đảm bảo độ kiềm trong nước bể nuôi cá phù hợp để tránh gây ra ảnh hưởng độ pH, bỏng kiềm, mất mô sinh vật. Đặc biệt là các sinh vật sống trong nước mặn dễ bị ảnh hưởng bởi độ kiềm thấp. Vì vậy cần thường xuyên kiểm tra độ pH trong nước 1 lần/tuần

Độ kiềm của nước ảnh hưởng nuôi cá trong bể

Độ kiềm của nước ảnh hưởng nuôi cá trong bể

#2: Trong xử lý nước thải

Cần duy trì nước thải ở mức độ kiềm nhất định hỗ trợ việc xử lý nước bằng trợ lắng, kết tủa bông hiệu quả, không làm giảm độ pH. Khi độ kiềm thấp, chất keo tụ được thêm vào nước thải cần xử lý sẽ thay đổi pH. Làm tăng độ đục rất khó xử lý.

Độ kiềm của nước ảnh hưởng đến xử lý nước thải

Độ kiềm của nước ảnh hưởng đến xử lý nước thải

#3: Trong nước uống

Độ kiềm trong nước uống ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Theo tiêu chuẩn nước uống chính và tiêu chuẩn nước thứ cấp, độ kiềm lý tưởng từ 100 – 200 mg/l CaCO3; độ kiềm thấp 0-100 mg/l CaCO3 là nước ăn mòn (nếu pH<7) và độ kiềm trong nước cao >200 mg/l CaCO3 thì sẽ gây tình trạng lắng cặn trong hệ thống đường ống dẫn nước.

Độ kiềm của nước theo các mức sử dụng

Độ kiềm của nước theo các mức sử dụng

#4: Trong nước bể bơi

Theo thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL về tiêu chuẩn nước hồ bơi thì độ kiềm cho phép đảm bảo ở mức 50 đến 100 mg/lít, an toàn. Đồng thời cũng không gây hại đến sức khỏe con người.

Độ kiềm là tiêu chí quan trọng trong xử lý nước hồ bơi

Độ kiềm là tiêu chí quan trọng trong xử lý nước hồ bơi

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp độ kiềm của nước là gì và hướng dẫn cách đo độ kiềm của nước trong nước nhanh chóng, chính xác. Hãy tiếp tục theo dõi Tafuma trong các bài viết tiếp theo để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0972 821 009