Đuối nước là gì? Các bước sơ cứu người bị đuối nước [CHI TIẾT]

Đuối nước là gì

Đuối nước là gì? Các bước cứu người bị đuối nước khi gặp phải tình huống này? Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề trên, Tafuma sẽ chia sẻ gửi đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Cùng theo dõi ngay nhé.

Đuối nước là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO: Đuối nước được hiểu là hiện tượng suy hô hấp xảy ra khi bị chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào khí quản và gây ra tình trạng khó thở ở đối tượng là người lớn hoặc trẻ nhỏ. Vì vậy, dẫn tới hậu quả gây ngạt thở lâu rồi tử vong (chết đuối) hoặc gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh.

Đuối nước là gìĐuối nước là gì?

Nhìn chung, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, các tai nạn đuối nước xuất hiện mỗi năm ngày càng gia tăng. Hiện trạng đó có thể xảy ra ngay tại bể bơi, giếng nước, ao hồ, bồn tắm, bể cảnh, sông, biển…

Hàng năm, đỉnh cao nhất trong mùa hè, tình trạng đuối nước luôn nằm trong những con số đáng báo động. Tại Việt Nam, cứ mỗi năm có khoảng hơn 2000 trẻ em bị chết đuối.

Bất cứ đối tượng nào cũng có thể gặp tình trạng trên, nhưng chủ yếu đe dọa lớn các đối tượng là trẻ em và những người không biết bơi. Thậm chí, do lơ là, chủ quan mà nhiều người lớn, bơi giỏi vẫn có nguy cơ đuối nước.

Vì vậy, bạn cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về tình trạng đuối nước. Cách cứu người đuối nước cũng như những biện pháp sơ cứu hiệu quả.

Hiện nay đuối nước xảy ra nhiều tại Việt Nam

Tình trạng trẻ đuối nước ở Việt Nam tăng nhanh trong thời gian gần đây

Nguyên nhân đuối nước

Việt Nam là một quốc gia có trên 2.300 con sông gần 3.300 km đường bờ biển. Chính vì vậy, các hoạt động trên sông nước diễn ra mỗi ngày, tiềm ẩn nhiều tai nạn đuối nước có thể xảy ra, cụ thể:

Nguyên nhân gây ra đuối nước

Nguyên nhân gây ra đuối nước

  • Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đuối nước như không biết bơi, hay vui chơi những khu vực nguy hiểm như ao hồ, sông suối…
  • Tập bơi ở những khu vực không có biển báo nguy hiểm
  • Những tai nạn do thiên tai, lũ lụt gây ra
  • Du lịch sông nước…

>>> Có thể bạn quan tâm : https://thietbihoboi.info/tieu-chuan-nuoc-ho-boi/

Tình trạng và dấu hiệu nhận biết

Đuối nước không còn quá xa lạ với mỗi người bởi những con số biết nói mỗi năm là quá lớn.

#1: Tình trạng đuối nước

Theo thống kê của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội: “Hàng năm Việt Nam xảy ra hơn 2000 trường hợp trẻ em bị tử vong do đuối nước. Tỉ lệ này đang là cao nhất Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước đang phát triển. Đây thực sự là một con số biết nói và đáng báo động cho toàn xã hội”.

Như vậy, với 2000 trường hợp mỗi năm là con số đáng báo động, cần sự vào cuộc kịp thời của người lớn và các cấp chính quyền trong việc răn đe, tuyên truyền. Đặc biệt, đối với đối tượng là trẻ nhỏ, người lớn cần sát sao quản lý hơn, tránh xảy ra những trường hợp thương tâm.

#2: Triệu chứng khi bị đuối nước

Bản chất của việc đuối nước là tình trạng thiếu oxy do không thể hô hấp nên sẽ có những biểu hiện rất rõ ràng như:

  • Thở nhanh, khó thở, đau xương ngực
  • Phù não
  • Mất ý thức tự chủ, xảy ra tình trạng co giật
  • Da tím tái, đờm lẫn máu
  • Tim đập nhanh, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim….

Trang bị phao đầy đủ

Triệu chứng đuối nước thường gặp là gì?

Các bước cứu người bị đuối nước

Trên thực tế, khi gặp nạn nhân đuối nước sẽ có biểu hiện liên tục vùng vẫy, miệng luôn ở trên mặt nước, cố với để kêu gọi sự giúp đỡ. Vì vậy, bạn hãy tự bổ sung những kiến thức các bước cứu người đuối nước để hỗ trợ kịp thời:

Cứu người theo từng trường hợp

Tafuma chia thành 2 trường hợp cụ thể để người dùng có thể nhận diện kịp thời, có các bước sơ cứu phù hợp:

Người cứu không biết bơi

Trong trường hợp trên, bạn có thể lựa chọn một trong cách cách sau:

Nếu nạn nhân bị đuối nước ở gần bờ, bạn hãy nằm sấp xuống, dang rộng chân để bạn có thể giữ vững cố định ở vị trí thăng bằng. Sau đó, không rướn người quá mức, với tay mình ra phía người bị nạn.

Sơ cứu với những người không biết bơi

Các bước sơ cứu trong trường hợp người cứu không biết bơi

Trong tình huống khẩn cấp, hãy hô to “bám lấy tay của tôi”. Bạn cần nói to, rõ ràng, mạch lạc. Trong trường hợp bạn đang đứng thì không nên tự cứu nạn vì rất có thể bạn sẽ bị ngã xuống nước theo mà hãy hô hào nhờ sự trợ giúp từ những người xung quanh.

Nếu nạn nhân ở quá tầm với, bạn cần sử dụng các vật dụng phụ trợ cứu hồ như sào cứu hộ, móc cứu hộ để nạn nhân bám vào rồi kéo nạn nhân vào bờ.
Hoặc bạn cũng có thể ném phao bơi, đệm nổi hoặc áo phao cho nạn nhân. Trước khi ném, bạn cần hô to báo hiệu. Chú ý đến hướng gió và dòng nước để có thể đảm bảo phao tới được vị trí người đuối nước chính xác.

Người cứu biết bơi

Trong trường hợp người cứu tự tin với khả năng bơi lội của mình thì có thể nhảy ngay xuống nước để đưa nạn nhân lên bờ. Bạn nên mang theo phao bơi hoặc áo phao cứu hộ phòng trừ trường hợp cần dùng đến, để đảm bảo an toàn cho cả hai.

Sơ cứu với những người biết bơi

Trong trường hợp người cứu biết bơi

Người cứu nên bơi sải để nhanh chóng đến được vị trí nạn nhân. Và cần sử dụng kỹ thuật bơi phù hợp, giữ sức tránh bị động khi gặp vùng trũng nước sâu.
Khi đến gần nạn nhân, hãy ném phao để nạn nhân bám vào dễ dàng. Sau đó, tiếp tục bơi đến và kéo nạn nhân vào bờ từ phía sau. Bạn nên giữ khoảng cách bơi an toàn giữa 2 người bởi trong tình huống hoảng loạn, nạn nhân có thể nắm chặt lấy bạn. Gây nguy hiểm cho cả hai người.

Sơ cứu người bị đuối nước

Có thể nói, cấp cứu tại chỗ là việc làm quan trọng quyết định đến sự sống còn của nạn nhân đuối nước. Vì vậy, nếu xử trí chậm nạn nhân dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm, rất khó cứu sống.

Các bước sơ cứu người bị đuối nước như sau:

  • Bước 1: Người cứu nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước một cách an toàn và nhanh chóng.
  • Bước 2: Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm cơ thể cho họ. Nếu nạn nhân bất tỉnh, bạn cần kiểm tra nạn nhân còn thở hay không bằng việc áp tai mình vào lồng ngực của nạn nhân.

Trong trường hợp nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở. Bạn cần nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo theo trình tự sau:

  • Đặt nạn nhân nghiêng mình sang trái một góc. Sau đó, kiểm tra và loại bỏ các dị vật trong miệng và mũi của nạn nhân.
  • Tiến hành hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân, kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực. Theo công thức 15:2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái). Bạn hãy kiên trì thực hiện cho đến khi thấy có dấu hiệu mạch đập và nạn nhân thở trở lại.
  • Bước 3: Khi nạn nhân đã thở trở lại, sẽ nôn ra nhiều nước. Vì vậy, người cứu cần tiến hành đặt người bị đuối nước ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối tránh bị ngạt.
  • Bước 4: Sau khi sơ cứu thành công. Bạn cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Các bước sơ cứu với người bị đuối

Các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước là gì?

Để ngăn chặn tình trạng đuối nước và nâng cao kỹ năng phòng chống đuối nước cho mọi đối tượng. Đặc biệt là trẻ em và những người lớn không biết bơi, chúng ta cần:

Dạy học bơi cho trẻ

  • Đưa môn học bơi nên là ưu tiên hàng đầu của mọi lứa tuổi. Mọi đối tượng cần quan tâm đến vấn đề này bởi nhu cầu bơi lội của chúng ta mỗi năm đều tăng cao. Bạn nên đến các trung tâm thể dục thể thao, hoặc các bể bơi để đăng ký lớp học.
  • Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh nên khuyến khích các bé học bơi từ sớm. Đây không chỉ là một phương pháp giúp trẻ phát triển về mặt thể chất mà còn có thể giảm thiểu nguy cơ đuối nước có thể xảy ra ở trẻ.
  • Bạn cần lắp đặt các rào chắn ở những nơi nguy hiểm. Ví dụ như giếng, sử dụng rào chắn và cửa ra vào hồ bơi, các khu vực gia đình gần ao, hồ, sông… Nhằm để kiểm soát mức độ tiếp cận với nước của trẻ em hiếu động. Làm giảm đáng kể nguy cơ và rủi ro đuối nước có thể xảy ra.
  • Người lớn luôn giám sát trẻ. Không cho trẻ chơi ở những nơi gần sông, hồ, bể bơi, bãi biển một mình.

Các biện pháp phòng tránh đuối nước

Học bơi là môn ưu tiên hàng đầu của mọi lứa tuổi

Trang bị áo phao bơi đầy đủ

  • Trang bị đầy đủ áo phao bơi, áo phao cứu hộ khi tham gia các hoạt động sông nước.
  • Cần chú trọng sử dụng các biển báo, biển cảnh báo độ sâu hay khu vực cấm bơi. Để hạn chế tai nạn rủi ro có thể xảy ra.
  • Cơ quan chức năng cần siết chặt các quy định về vận tải tàu thuyền và an toàn sông nước.
  • Ngoài ra, cần xây dựng khả năng chống chịu lũ lụt và quản lý rủi ro thông qua lập kế hoạch phòng chống thiên tai.
  • Tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất và hệ thống cảnh báo sớm. Nhằm ngăn chặn đuối nước trong thảm họa lũ lụt.
  • Trang bị đầy đủ các thiết bị cứu hộ để kịp thời sử dụng. Đặc biệt tại các khu vui chơi, giải trí….

Trang bị phao đầy đủ

Chuẩn bị đầy đủ các loại phao cứu hộ

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp người dùng có thể dễ dàng trả lời cho câu hỏi đuối nước là gì? Cũng như cách cứu người chết đuối hiệu quả nhất. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức về vấn đề này. Quý khách có bất kỳ thắc mắc, xin vui lòng truy cập Tafuma hay gọi đến số hotline 0972.821.009 hoặc comment dưới bài viết. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp sớm nhất, xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0972 821 009